-Nghiên cứu kỹ ngành, nghề kinh doanh: bạn cần lựa chọn, tham khảo kỹ các ngành, nghề mình muốn kinh doanh hiện tại.Tránh việc thay đổi,sửa chữa các ngành, nghề đã đăng ký trên hồ sơ ảnh hưởng tới quá trình làm việc.
-Xác định đúng loại hình kinh doanh:việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là vấn đề quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy nên cân nhắc những loại hình kinh doanh phù hợp với từng cá nhân, tổ chức tránh có những lựa chọn sai xót.
-Cách đặt tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp phải đặt đúng theo quy định của pháp luật, không được kèm theo ký hiệu lạ, không được trùng tên với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
-Người đại diện doanh nghiệp: phải là người có đủ năng lực dân sự, có trách nhiệm pháp lý, đại diện cho doanh nghiệp đứng ra giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp.
-Vấn đề về vốn:phải nắm rõ được số vốn mình cần có trước khi thành lập doanh nghiệp, tránh tình trạng thiếu hụt vốn khi tiến hành khởi tạo doanh nghiệp.
-Địa chỉ doanh nghiệp: phải chính xác, rõ ràng, không được tự ý thay đổi địa điểm khi diễn ra quá trình làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
-Kiến thức pháp luật trong kinh doanh:vai trò của pháp luật trong kinh doanh có ý nghĩa rất lớn nếu bạn biết áp dụng những quy tắc cũng như chính sách đó đển quá trình thành lập doanh nghiệp . Thực hiện đầy đủ những yêu cầu do pháp luật quy định.
=> Đây chỉ là những lưu ý nhỏ để giúp bạn tránh những sai xót trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công !